Theo Petapixel, ý tưởng đằng sau những chú robot độc đáo này của James Rauff xuất phát từ một bộ phim mà anh chàng đã xem.
Những cảm hứng bất ngờ đã giúp Rauff có nhiều ý tưởng táo bạo. Anh đã tháo tung chiếc Canon Powershot S410 và dùng các bộ phận của máy ảnh để tạo hình robot. Sự hứng thú cũng thôi thúc Rauff thực hiện nhiều mẫu robot khác.
Rauff đã tháo lắp khá nhiều máy ảnh để chế tạo, lắp ghép linh kiện và tạo hình các mẫu robot khác nhau. Sau đó, Rauff mang những chú robot tới các địa điểm bỏ hoang trong thành phố để thực hiện các bộ ảnh đặc sắc.
Hiện Rauff đã có tổng cộng hơn 50 mẫu robot khác nhau và anh khẳng định chưa có ý định muốn ngừng lại. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi bộ sưu tập robot của Rauff tại đây.
Mời bạn đọc chiêm ngưỡng một số tác phẩm của Rauff:
Hiện chỉ có 25 cây Gold Sarcophagus mang mã bài SJC-EN002 trên thế giới. 20 lá được sản xuất từ những năm 2005 và 2006, được trao cho các nhà vô địch thế giới trong Pharaoh’s Tour Championship cùng Shonen Jump Championship. Những lá còn lại được phát vào các dịp đặc biệt, như 2 lá từng xuất hiện tại giải đấu mừng 50 tuổi của Shounen Jump. Gold Sarcophagus sẽ giúp bài thủ lấy một lá bài bất kỳ trong bộ bài lên tay, sau khi đưa nó vào vùng trục xuất 1 lượt.
05. Des Volstgalph (từ 1.900$ tới 2,500$)
Des Volstgalph là một quái vật rồng khá mạnh ở đẳng cấp 6 sao, nhưng Des Volstgalph đắt giá bởi nó từng là giải thưởng cho một số giải đấu Shonen Jump tại Mỹ (mã bài SJC-EN002) hoặc các giải Pharaoh's Tour tại Châu Âu (mã bài PT1-EN002). Dòng tên của lá bài này được viết bằng chữ bạc. Trên thế giới chỉ có tổng cộng 32 tấm Des Volstgalph mang hai loại mã hiệu này mà thôi.
Dù từng được các gian thương rao bán với giá vài ngàn USD, song thời gian đã làm Des Volstgalph chỉ còn giá khoảng 500$ tới 700$ ở thời điểm hiện tại. Des Volstgalph còn một phiên bản đại trà với mã bài G6-01 từng được bán tại một số tiệm bài tại Mỹ với giá từ 75$ tới 100$.
04. Cyber Stein (từ 4,000$ tới 23,000$)
Một lá bài với sức công 700, sức thủ 500 lại từng được người ta mua với giá 23,000$, khó tin phải không? Sự thực thì Cyber Stein là một trong số ít các lá bài có khả năng giúp chủ nhân của nó đánh nhanh thắng nhanh. Hy sinh 5000 điểm gốc, người chơi có thể triệu hồi một quái thú Fusion bất kỳ ở thế công. Nếu quái thú này lại có khả năng đặc biệt khác, thì người chơi có thể One Turn Kill, thậm chí First Turn Win rất dễ dàng.
SJC-EN001 là mã bài của 18 lá Cyber Stein đặc biệt được trao cho các quán quân giải Shounen Jump. Quân bài này được giao dịch nhiều lần, trong đó có một lần được đấu giá với giá khởi điểm 2,000$, đấu giá kết thúc chạm mốc 7,000$. Một lần khác, có người mua nó với số tiền 23,000$ ở một hoạt động từ thiện.
03. Blue-Eyes Ultimate Dragon (500,000$ tới 1,000,000$)
Không có ai chơi Yu-Gi-Oh! mà chưa từng một lần chạm vào phiên bản nhái (fake) của quân bài này một lần phải không nào? Blue-Eyes Ultimate Dragon là sản phẩm dung hợp được từ ba quân bài Rồng Trắng Mắt Xanh, ở Việt Nam nó còn được gọi là “Rồng Trắng Mắt Xanh Ba Đầu Sáu Cánh”.
Bạn nên biết BlueEyes Ultimate Dragon còn có một phiên bản đặc biệt là con rồng trên, nhưng có giáp trụ, và là một quân bài tiếng Nhật, mà sự tồn tại của nó chỉ có trong truyền thuyết giữa những bài thủ với nhau mà thôi.
Người ta chỉ ghi nhận được 2 lá Blue-Eyes Ultimate Dragon with Armor (Japanese) tồn tại trên trái đất này, song những hình ảnh về nó thì đều bị dấu kín. Quân bài trị giá ít nhất 500,000$ này là một trong những truyền thuyết kì bí nhất của thế giới Yu-Gi-Oh!
02. Black Luster Soldier (từ 10,000,000$ tới 12,000,000$)
Black Luster Soldier là lá bài đắt nhất từng được bán ra trong khắp lịch sử Yu-Gi-Oh! Chỉ có duy nhất một quân Black Luster Soldier được trao cho quán quân của giải đấu Yu-Gi-Oh! Châu Á đầu tiên, được tổ chức năm 99 mà thôi. Nó được làm bằng thép chống rỉ (stainless steel) cùng nhiều loại vật liệu cao cấp khác, cũng như đóng một vai trò to lớn trong lịch sử hình thành của Yu-Gi-Oh!.
01. Tyler the Great Warrior (Không thể mua được, hoặc vô giá)
Nhận ra Calích (Trunks) trong Bảy Viên Ngọc Rồng (Dragon Ball) chứ? Thế giới chưa từng ghi nhận một vụ giao dịch nào liên quan đến Tyler the Great Warrior, nếu có thì giá trị của tấm bài này cũng chẳng hề rẻ! Người ta chỉ biết rằng có 3 lá bài Tyler the Great Warrior thực sự tồn tại, và mang mã bài vô cùng đặc biệt, TYL-EN001. Được sản xuất theo yêu cầu của quỹ bảo trợ Make a Wish America.
Ngoài tấm bài gốc đang được Konami lưu giữ, 2 lá Tyler the Great Warrior còn lại hiện đang bặt vô âm tín, cũng có thể chúng đã bị đánh mắt, tiêu hủy hoặc cuốn trôi theo dòng lịch sử, cũng có thể chủ nhân của chúng không có ý định giao bán. Nếu Tyler the Great Warrior được bán ra thì các nhà sưu tập sẽ lao vào tranh đấu, ước đoán giá trị của nó cũng không thua gì Black Luster Soldier.
---
“Xây dựng thành phố thông minh nếu chỉ dựa vào nguồn lực từ nhà nước e không đủ. Đây là vấn đề không chỉ đặt cho nhà nước mà các khối tư nhân và nước ngoài cần tham gia”, ông Sơn nói trong hội thảo Smart City Infrastructure (Hạ tầng thành phố thông minh) do công ty QDTEK tổ chức hôm 17/8.
![]() |
Đồng tình quan điểm này, ở phiên trình bày kế tiếp, ông Vũ Anh Hưng - Giám đốc phát triển kinh doanh mảng OEM & IoT Solution công ty Dell EMC - cũng cho rằng không thể bê hết những công nghệ đang áp dụng ở Mỹ hay Singapore về Việt Nam vì như vậy giá thành rất đắt đỏ. Để giải quyết việc này, cần có các công ty nội địa đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế và có chi phí vừa phải.
Ông Hưng phát biểu rằng để bắt đầu làm thành phố thông minh, có thể bắt đầu với thành phố an toàn (Safe City), dựa trên các phương tiện như camera, cảm biến mà thành phố đã lắp đặt, như vậy chi phí ban đầu sẽ tiết kiệm hơn so với các lĩnh vực khác phải đầu tư mới.
![]() |
Bên cạnh vấn đề chi phí, các chuyên gia cũng cho rằng cần hợp nhất các dữ liệu thu được từ nhiều nguồn để từ đó xử lý thông tin, đưa ra các quyết định.
“Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thành phố thông minh, nhưng ai cũng đồng tình rằng bản chất của vấn đề chính là thu thập dữ liệu, phân tích chúng và đưa ra hướng xử lý”, ông Magnus Zederfeldt - Giám đốc khu vực của Axis Communications khu vực Nam châu Á Thái Bình Dương nói trong bài trình bày của mình.
Ông Sơn cho rằng để xây dựng thành phố thông minh cần hợp nhất các dữ liệu thu thập được, từ đó tạo ra một hệ sinh thái mở để các bên liên quan có thể tham gia thu thập và xử lý, khi đó sẽ đưa ra được các giải pháp thống nhất.
" alt=""/>Tiền nhà nước không đủ để xây thành phố thông minh?